Những điều cần biết khi đi khám thai
Chăm sóc tiền sản là chăm sóc sức khỏe mà bạn nhận được trong lúc mang thai. Bạn nên sắp xếp đi khám tiền sản ngay khi bạn nghĩ rằng mình có thai. Những lần khám này giúp bạn mang thai khỏe mạnh và tìm ra một số vấn đề trước khi chúng trở nên nghiêm trọng đối với bạn hay con mình. Bạn cần được khám 4-6 tuần/lần trong 6 tháng đầu của thai kỳ. Bạn cần đến khám bác sĩ thường xuyên hơn trong ba tháng cuối của thai kỳ.
Dưới đây là một số chỉ dẫn. Nếu bạn có vấn đề, bác sĩ cần phải khám cho bạn thường xuyên hơn hay làm nhiều xét nghiệm hơn.
Những điều cần biết khi khám tiền sản
Lần khám đầu tiên
Lần khám đầu tiên sẽ là lần khám lâu nhất. Trong lần khám này:
Kiểm tra chiều cao, cân nặng và huyết áp của bạn.
Lấy máu để kiểm tra xem có bệnh và mức chất sắt thấp không. Bạn sẽ được hỏi là có muốn thử nghiệm HIV không.
Bạn cần lấy nước tiểu để kiểm tra xem có nhiễm trùng, tiểu đường hay nước tiểu có đạm không.
Bạn sẽ được biết ngày dự sinh.
Bác sĩ sẽ hỏi về bạn, chồng, người nhà, và các loại thuốc và dược thảo mà bạn đang dùng.
Bác sĩ sẽ khám tổng quát bao gồm khám khung chậu và thử chất nhờn âm đạo.
Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn bắt đầu dùng vitamin tổng hợp với axit folic.
Hẹn bạn đến khám lần kế tiếp.
Tại tất cả các lần khám tiền sản, bạn sẽ được:
Kiểm tra huyết áp, cân nặng, nước tiểu, và sức khỏe tổng quát.
Kiểm tra nhịp tim và sự phát triển của em bé.
Có thể làm các thử nghiệm khác như thử máu hay siêu âm.
Nêu câu hỏi và chia sẻ lo lắng về bản thân và con mình.
Các xét nghiệm
Bạn có thể làm các xét nghiệm này:
Thử máu để kiểm tra:
Nhóm máu
Yếu tố Rh. Thử nghiệm máu này để kiểm tra xem bạn có Rh cộng hay trừ.
Mức chất sắt
Viêm gan B
Chất kháng thể là cho biết bạn có miễn dịch bệnh Rubella hay không
Chất kháng thể là cho biết bạn có miễn dịch bệnh đậu mùa (varicella) hay không
Bệnh cystic fibrosis
Bệnh thiếu máu
Bệnh giang mai
Một số loại khuyết tật bẩm sinh ở con của bạn. Thử nghiệm này được gọi là quad screen (khám thăm dò máu của người mẹ) và là một nhóm thử nghiệm máu để kiểm tra sự gia tăng của nguy cơ của một số loại khuyết tật bẩm sinh nơi con bạn. Thử nghiệm này bao gồm thử nghiệm AFP (alpha fetoprotein). Quad screen được thực hiện giữa tuần 15 đến tuần 20 của thời kỳ mang thai.
Bệnh tiểu đường lúc mang thai. Thử nghiệm được gọi là Thử Nghiệm Mức Dung Nạp Glucoza (Glucose Tolerance Test, hay GTT) hoặc Thử Nghiệm Thăm Dò Glucose. Thử nghiệm được thực hiện giữa tuần 24 đến 28 của thời kỳ mang thai để kiểm tra lượng đường trong máu trong lúc mang thai. Bạn được cho uống sôđa ngọt và sau đó được rút máu để thử nghiệm.
HIV. Các bà mẹ có thể truyền bệnh nhiễm cho con của mình trong thời kỳ mang thai, sanh nở và cho con bú sữa mẹ. Tất cả các phụ nữ mang thai nên đi thử máu.
Chọc ối: Thử nghiệm này dùng để kiểm tra bệnh di truyền và thường được thực hiện từ tuần thứ 15 đến 20 của thời kỳ mang thai. Bác sĩ sẽ đưa kim qua bụng của người phụ nữ để lấy một ít nước ối. Nước ối này sẽ được gởi đến phòng xét nghiệm để thử nghiệm.
Thử mang đệm (Chorionic Villus Sampling, hay CVS): Thử nghiệm này là thử nghiệm thay thế cho thử nước ối. Các tế bào mẫu được lấy ra từ nhau thai để kiểm tra bệnh nhiễm di truyền. Thử nghiệm này có thể thực hiện sớm hơn trong thời kỳ mang thai (từ tuần 10 đến tuần 12), nhưng nguy cơ của xét nghiệm này cao hơn.
Vi khuẩn gây hoại sinh nhóm B (Group B Streptococcus, hay GBS): GBS là một vi khuẩn thông thường được tìm thấy trong âm đạo của phụ nữ. Chúng có thể gây nhiễm trùng đến em bé. Thử nghiệm này bao gồm dùng thanh quẹt âm đạo và trực tràng, thường thực hiện giữa tuần 35 đến tuần 37 của thời kỳ mang thai.
Thử nghiệm theo dõi sức khỏe thai nhi
Đếm số lần thai nhi chuyển động – Đây là thử nghiệm được thực hiện tại nhà. Bạn nằm ngửa và đến xem trong bao lâu con mình chuyển động được 10 lần.
Siêu âm – Bạn sẽ được làm siêu âm ít nhất 3 lần trong lúc mang thai, vào các mốc tuần 12, 22 và 32. Bác sĩ của bạn có thể cho siêu âm nhiều hơn để kiểm tra sự phát triển hay tình trạng của em bé.
Siêu âm Doppler – Thử nghiệm này được thực hiện để kiểm tra lưu lượng máu của em bé.
Trắc đồ vật lý sinh học – Thử nghiệm này bao gồm theo dõi nhịp tim của em bé và thực hiện siêu âm.
Trắc đồ vật lý sinh học có sửa đổi – Thử nghiệm này bao gồm theo dõi nhịp tim của em bé và thực hiện siêu âm. Nước ối cũng được kiểm tra.
Vào bất cứ lúc nào trong lúc mang thai, hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu:
Bị vỡ hay rò rỉ màng hay túi nước ối.
Bạn bị ra huyết âm đạo.
Bạn bị đau bụng hay co thắt xảy ra hơn 4-6 lần trong một giờ.
Không có nhận xét nào: